Đề bài: Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Bài làm
Nhà văn Tô Hoài là một nhà văn có rất nhiều tài năng, ông vừa có thể viết truyện cho thiếu nhi như truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" nhưng đồng thời Tô Hoài có thể sáng tác những truyện ngăn viết về số phận con người, tố cáo tội ác của chế độ thực dân phong kiến. Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" là một tác phẩm đặc sắc viết về đề tài người nông dân vúng núi Tây Bắc.
Truyện "Vợ chồng A Phủ" là một câu chuyện cảm động về thân phận của hai con người Mị và A Phủ. Cả hai tuy có xuất thân khác nhau nhưng họ cùng chịu chung một số phận đó chính là kiếp nô lệ không công cho gia đình thống lý Pá Tra – người đại diện quyền lực của vùng núi Hồng Ngài. Nhân vật Mị vốn là một cô gái xinh đẹp có tài thổi sáo, thổi tiêu và thổi kèn lá còn hay hơn thổi sáo. Khi còn chưa bị bắt về làm con dâu gán nợ của gia đình thống lý Pá Tra, thì Mị được khá nhiều chàng trai theo đuổi, Mị vừa xinh đẹp chăm chỉ lại tài năng nên ai cũng yêu mến Mị. Nhưng vì món nợ của ba mẹ vay nhà thống lý Pá Tra nên Mị buộc lòng phải lấy A Sử và làm con dâu gán nợ của họ, phải sống trong nhà họ làm việc quần quật cả ngày cả đêm như con trâu con ngựa để trả nợ cho cha mẹ của mình. Cũng từ đó Mị sống lầm lũi không nói cười, mặt lúc nào cũng cúi xuống, đi đâu làm gì Mị cũng cúi mặt xuống buồn rười rượi.
Nhà văn Tô Hoài đã mở đầu truyện ngắn "Vợ chồng A phủ" bằng những câu viết rằng có ai đó có dịp lên Tây Bắc và ghé vào nhà thống lý Pá Tra sẽ gặp một người con gái ngồi bên thềm nhà cô gái đó có một khuôn mặt buồn rười rượi, lúc nào cũng như con rùa trong xó cửa. Mị đã sống những ngày tháng tăm tối không biết tới ngày mai. Mị sống kiếp nô lệ không công không biết ngày nào có thể thoát được kiếp nô lệ này, nhiều lần Mị muốn ăn lá ngón để chết nhưng nếu cô chết thì món nợ của cha mẹ cô ai sẽ làm để trả nợ. Cha mẹ Mị già yếu lắm rồi, nên Mị đành cay đắng sống tiếp ở nhà thống lý như một cái xác không hồn. Mị sống như vậy hết ngày này tới tháng kháng Mị cũng không nhớ đã bao lâu nữa. Nơi Mị sống căn buồng nhỏ của Mị ở tăm tối như cuộc đời của Mị. Ở nơi đó chỉ có duy nhất một lỗ nhỏ bằng bàn tay là có thể nhìn ra ngoài. Vào mùa đông nhìn qua cái lỗ đó còn không biết bên ngoài là sương hay là nắng. Mị sống tăm tối chỉ vục mặt vào việc, chỉ biết làm và làm mà thôi.
Phân tích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Cuộc đời Mị cứ tưởng sẽ mãi mãi chôn vùi thanh xuân ở nơi đó, nhưng rồi một lần trong đêm hội tình mùa xuân khi nghe tiếng kèn gọi bạn Mị đã lấy hũ rượu lâu năm trong bếp ra uống. Chính hơi men của rượu làm Mị cảm thấy mình còn sống. Mị mơ hồ thấy mình vẫn còn sống cô còn trẻ lắm, và cô thèm khát sự tự do. Mị muốn đi chơi, Mị nghĩ lại thời còn chưa về làm dâu nhà thống lý Pá Tra Mị đã sống vui vẻ như thế nào. Mị khát khao tự do khát khao được yêu thương như bao người con gái đang độ tuổi thanh xuân khác. Nhưng những ước mơ nhỏ nhoi đó của Mị bị A Sử nhìn thấy nên hắn đã đánh Mị, rồi còn trói Mị vào chiếc cột nơi góc bếp chỗ Mị thường hay ngồi nấu nướng, quay tơ dệt vải… Thấy đầu Mị cứ lắc qua lắc lại hắn trói luôn tóc Mị lên xà nhà để Mị không nhúc nhích được. Trong hơi men say Mị không cảm thấy đau Mị muốn vùng dậy bước đi nhưng thân thể Mị bị trói lại không nhúc nhích được và Mị cứ đứng như thế suốt một đêm.
Trong gia đình của thống lý có một con người khác đáng thương như Mị đó chính là A Phủ. Anh chính là một người không cha mẹ bởi cha mẹ anh qua đời từ nhỏ nên anh lớn lên dũng cảm và hoang dại như một chú ngựa hoang sống giữa núi rừng Tây Bắc. Anh khỏe mạnh và tính tình bộc trực ngay thẳng, nhiều người yêu mến A Phủ nhưng không cô gái nào muốn lấy A Phủ bởi anh nghèo lắm. Một lần A Phủ đánh nhau với A Sử nên anh bị gia đình thống lý Pá Tra bắt trói về và phải làm nô lệ của gia đình họ. Cuộc đời A Phủ trở thành con trâu con bò của nhà thống lý anh chịu nhiều bi kịch kể từ đây. Trong một lần đi thả trâu A Phủ đã để lạc một con trâu và bị gia đình thống lý Pá Tra bắt trói đánh đập dã man. Chỗ A Phủ bị trói chính là chỗ mà Mị đã từng bị A Sử trói trước đây, khi nhìn thấy những giọt nước mắt long lanh chảy dài trên hõm má của A Phủ đã khiến cho Mị cảm thấy xót xa và đồng cảm với thân phận của anh. Mị đã cắt dây trói cho A Phủ rồi hai người cùng nhau chạy chốn sang ngọn núi Phiềng Sa làm lại cuộc đời.
Truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài chính là một truyện ngắn hay nhằm tố cáo tội ác của chế độ phong kiến ở vùng núi Tây Bắc đã bóc lột sức sống tự do của những người dân thấp cổ bé họng những người dân chịu cuộc đời cơ cực lầm than.
Hướng Dương