Phân tích tác phẩm người lái đò sông Đà

Người lái đò sông Đà là một bài tùy bút đặc sắc được nhà văn Nguyễn Tuân viết trong một chuyến đi thực tế lên Tây Bắc. Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà sẽ giúp chúng ta thấy được cái hay cái đẹp trong khả năng ngôn ngữ cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

Dàn ý chi tiết và bài văn thao khảo cho đề phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà sẽ giúp cho các bạn giải quyết được những khó khăn trong việc học môn Ngữ Văn. Chúc các bạn đạt điểm cao!

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà

1. Mở bài cho đề phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà

– Nhà văn Nguyễn Tuân là một nhà văn đa tìa của dân tộc Việt Nam, ông có kiến thức vô cùng uyên bác, lại là người được đi nhiều hiểu nhiều nên vốn ngôn ngữ cũng như phong cách văn chương của nhà văn Nguyễn Tuân vô cùng độc đáo.

– Bài tùy bút "Người lái đò sông Đà" là một tùy bút vô cùng xuất sắc cho thấy khả năng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân vô cùng điêu luyện. Thông qua hình tượng của người lái đò sông Đà nhà văn Nguyễn Tuân muốn ca ngợi những con người đã cống hiến hết mình âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước trong thời kỳ đổi mới.

2. Thân bài cho đề văn phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà

– Người lái đò sông Đà đã thể hiện một phong cách vô cùng điêu luyện trong cách viết của nhà văn Nguyên Tuân. Ông viết mọi vật vô cùng thẩm mỹ, văn hoa với những câu từ độc đáo lãng mạn, như con sông dài như một mái tóc của người thiếu nữ đậm chất chữ trình nên thơ.

– Tác giả Nguyễn Tuân đã sử dụng những từ ngữ của mình để miêu tả so sánh, hình ảnh con sông Đà với những nét đẹp chữ từng có, nhiều sức gợi cảm trong lòng người đọc.

– Mỗi câu chữ của Nguyễn Tuân đều vô cùng đa dạng phong phú lúc thì nhẹ nhàng sâu lắng, khi thi lại mạnh mẽ gấp gáp tạo nên một bài tùy bút vô cùng độc đáo chưa từng thấy.

– Hình tượng con sông Đà được tác giả xây dựng với những vẻ đẹp vô cùng hùng vĩ, thể hiện sự hung dữ, nguy hiểm như một con thủy quá. Nhưng bên cạnh đó con sông Đà có những lúc lại vô cùng giản dị nên thơ tạo nên một bài tùy bút thú vị.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành

– Hình ảnh người lái đò được tác giả Nguyễn Tuân miêu tả bằng những câu chữ thể hiện được khí phách hiên ngang anh hùng của người lái đò sông Đà. Ông có phong thái vô cùng hào hoa như một nghệ sĩ đôi khi lại giống một tướng quân lính thủy.

– Con sông Đà vô cùng hiểm ác muốn đi qua nó phải vượt qua rất nhiều thác ghềnh nguy hiểm, mỗi một cạm bẫy khiến cho người lái đò phải vô cùng thông minh để tìm được lối thoát cho mình, thể hiện sự tinh tế và am hiểu của người lái đò với con sông Đà.

– Trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác phẩm đã thể hiện được sự thông minh cũng như khả năng sử dụng từ ngữ của Nguyễn Tuân là bậc thầy, cách ông viết khiến cho người đọc cảm thấy như mình đang đi vào một trận đánh với nhiều nguy hiểm rình rập xung quanh mình.

3. Kết bài cho đề phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà

– Nhà văn Nguyễn Tuân là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và phong cách của mình, chính việc sử dụng từ ngữ linh hoạt của nhà văn Nguyễn Tuân đã làm nên sự thành công cho bài tùy bút này.

Một số bài viết liên quan: 

>> Phân tích nhân vật bà cụ Tứ
>> Phân tích nhân vật ông Hai
>> Phân tích tác phẩm chữ người tử tù

II. Bài văn tham khảo cho đề phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà

Người lái đò sông Đà là một bài tùy bút đầy cảm hứng lãng mạn thể hiện trong những câu văn chân thực, nhưng giàu tính lãng mạn. Thông qua hình tượng người lái đò sông Đà tác giả Nguyễn Tuân muốn cao ngợi vẻ đẹp của con người lao động trong thời kỳ mới của đất nước ta.

Nhà văn Nguyễn Tuân là một cây bút hào hoa, tiêu biểu của nền văn học hiện đại nước ta trước và sau thời kỳ cách mạng tháng Tám. Trong các tác phẩm của mình nhà văn Nguyễn tuân đều mang tới cho người đọc những giá trị về sự chân- thiện – mỹ của cuộc sống. Với nghệ thuật miêu tả, kết hợp với phong cách sử dụng từ ngữ vô cùng độc đáo nhà văn Nguyễn tuân đã xây dựng lên một hình tượng con sông Đà vô cùng tươi đẹp, hoang sơ, hùng vĩ nhưng lại có những lúc mềm mại, nên thơ trữ tình. 

Xem thêm:  Dàn ý bài: Bình luận về ý kiến của Tố Hữu Ôi sống đẹp là gì hỡi bạn

unnamed file 80 - Phân tích tác phẩm người lái đò sông Đà

Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà

Song song với hình tượng con sông Đà là hình ảnh người lái đò sông Đà anh dũng, can trường gai góc thông minh vượt qua từng cánh cửa tử thần một cách vô cùng ngoạn mục, khiến cho mọi người phải trầm trồ thán phục về tài năng của mình. Những người lao động đã cả đời gắn bó với con sông thân thương này, hiểu được tính nết của con sông như hiểu chính bản thân mình vậy. Trong cách quan sát ta thấy được sự tỉ mỉ cũng như một vốn từ vô cùng giàu có của nhà văn Nguyễn Tuân. Bằng những câu văn giàu hình tượng, tạo nên sức hấp dẫn thu hút người đọc, khiến cho bài tùy bút trở nên có một không hai được đánh giá rất cao về khả năng nghệ thuật cũng như cách tạo dựng hình ảnh bằng ngôn ngữ.

Hình ảnh người lái đò sông Đà trong toàn bộ bài tùy bút hiện lên là một ông lão chừng bảy mươi tuổi đời nhưng vóc dáng vô cùng rắn rỏi. Ông lão lái đò đã dành cả  tuổi thanh xuân của mình để làm công việc này, ông gắn bó với con sông Đà đã hơn ba mươi năm nên ông hiểu được tính cách của con sông Đà rất rõ. Người lái đò nắm vững tính cách sự thay đổi gắt gỏng lúc nắng, lúc mưa thất thường của của con sông Đà như hiểu tính cách của các con mình vậy. Hình ảnh ông lão lái đò với cái đầu bạc, thân hình cao và rắn chắc như gỗ mun, những cánh tay dài và được tô luyện thành một thứ tuyệt vời như vàng mười. Mỗi ngày ông lão lái đò đều làm công việc của mình vượt qua những cạm bẫy, sự thách thức mà con sông Đà đặt ra cho mình. Hình ảnh con sông Đà với những bãi đá chông chênh gớm ghiếc sắc nhọn, những khúc sông quanh co uốn lượn, có khi bọt tung trắng xóa, dòng nước chảy thì chẳng theo dòng nếu vô tình có thể bị bẻ gãy cán chèo và thuyền bị lật úp làm mồi cho hà bá.

Người lái đò sông Đà chính là một người chiến sĩ, một nghệ sĩ thực thụ, khi đi qua những vùng nước chảy xiết hai tay ông luôn giữ chặt mái chèo của mình để không bị hất văng ra khỏi trận địa. Hình ảnh mặt nước của con sông Dà luôn ùa vào dữ dội tạo nên những bọt nước tung trắng xóa. Với cách miêu tả vô cùng độc đáo và tạo bạo của mình nhà văn Nguyễn Tuân đã tạo nên hình ảnh con sông  Đà nham hiểm ghê gớm như một thủy quái có thể nuốt gọn những ai không hiểu biết tính cách của nó vào lòng sông gào rú kia.

Xem thêm:  Dàn ý cho đề bài: Bình giảng đoạn thơ đầu trong bài 'Tiếng hát đi đày' của Tố Hữu

Người lái đò thật sự là một người nghệ sĩ luôn cầm chắc tay chèo của mình, tới mức thành thục điêu luyện. Nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả con thuyền khi lao xuống như thác nước phi như một người lái xe mà phải lao xuống dốc, những chiếc xe thì còn có phanh kéo lại giúp giảm tốc độ, còn với những con thuyền thì chẳng có một chiếc phanh nào cả, những con thuyền luôn tiến lên phía trước với khí thế hiên ngang hùng dũng. Trong lối viết lối so sánh của mình  nhà văn Nguyễn Tuân đã làm rõ sức mạnh của người lái đò sông Đà, khi ông điều khiển con thuyền đi qua những khu vực nước chảy xiết, hung dữ…

Dòng sông Đà hiện lên vô cùng nguy hiểm nhiều gian nan thử thách với mỗi con người nhưng dù có như thế thì thiên nhiên cũng không bao giờ thắng nổi sức mạnh của ý chí, cũng như sức mạnh muốn chinh phục thiên nhiên của con người. Chính vì vậy mà mỗi trận đánh dù khó khăn tới mấy thì con người luôn là người chiến thắng chinh phục được những cạm bẫy, nhưng thử thách khó khăn mà con sông Đà đặt ra. Chính nguồn cảm hứng lãn mạn trong từng câu chữ của Nguyễn Tuân đã làm nên một sức lôi cuốn khiến người đọc vô cùng cuốn hút. Thông qua hình ảnh người lái đò sông Đà tác giả Nguyễn Tuân muốn thể hiện sức sống mãnh liệt của con người lao động anh dũng trong thời kỳ hòa bình.

Tác giả Nguyễn Tuân đã sáng tác nên một bài tùy bút tuyệt vời như một công trình nghệ thuật nhiều sáng tạo với cách viết lôi cuốn người đọc. Bài tùy bút có những kiến thức về địa lý, lịch sử, văn chương… tạo nên một bài viết mang nhiều thẩm mỹ, giúp chúng ta hiểu hơn về cái hay cái đẹp của văn chương. Đồng thời thông qua bài tùy bút ta thấy yêu mến hơn những cảnh đẹp của thiên nhiên Việt Nam và cảm phục những người lao động miệt mài thầm lặng.

Hướng Dương


 

Topics #dàn ý phân tích người lái đò sông đà #người lái đò sông đà #nguyễn tuân #Phân tích người lái đò sông đà #văn phân tích