Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

Nhân vật Tràng là một người nông dân chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh trong cuộc sống, nhưng anh lại là người có tấm lòng nhân hậu cởi mở và luôn cố gắng để vượt lên số phận của mình. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích nhân vật Tràng để thấy được những đức tính tốt đẹp ở con người này nhé!
 
Dàn ý chi tiết và bài văn tham khảo cho đề văn phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt sẽ giúp ích cho các bạn trong việc ôn tập môn Ngữ Văn một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!

I. Dàn ý chi tiết cho đề văn phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

1. Mở bài cho đề phân tích nhân vật Tràng trong vợ nhặt

– Giới thiệu qua về tác giả Kim Lân đó là một nhà văn tên tuổi của nền văn học hiện thực nước ta trong những năm đất nước của chúng ta còn tăm tối chịu cảnh lầm than nô lệ của thực dân Pháp và chịu ách thống trị của chế độ phong kiên suy tàn

– Tác phẩm Vợ nhặt là một tác phẩm đánh dấu tên tuổi của nhà văn Kim Lân, đây là một tác phẩm kiệt xuất mang lại nhiều giá trị nhân đạo để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Nhân vật Tràng được nhà văn Kim Lân xây dựng vô cùng chân thực, giàu cảm xúc, giàu lòng nhân đạo.

2. Thân bài cho đề văn phân tích nhân vật Tràng trong vợ nhặt

 – Vợ nhặt lấy bối cảnh nguồn cảm hứng sáng tác chính là năm vô cùng đen tối của đất nước ta khi mà nạn đói đã cướp đi tính mạng của hàng triệu đồng bào ta. Trong nạn đói khốn khổ đó lại có nhưng điều thần tiên kỳ diệu xảy ra

– Anh cu Tràng một người con trai nghèo khổ có hoàn cảnh sống khó khăn, bố mất sớm chỉ sống với một bà mẹ già, nhà nghèo và làm nghề kéo xe thuê kiếm miếng ăn. Anh có vẻ ngoài xấu xí một người như vậy tưởng như cả một đời côi cút thì bỗng nhiên lại nhặt được vợ

– Tình huống truyện vô cùng thú vị hấp dẫn người đọc lôi kéo người đọc đi sâu và từng tình tiết một. Người thanh niên như anh Tràng tuy xấu xí nhưng phẩm chất bên trong anh lại vô cùng tốt đẹp. Trong khi nạn đói hoành hành người ta nuôi thân còn chẳng xong, thì anh Tràng sẵn sàng cưới vợ để cho một người phụ nữ côi cút nương dựa vào mình.

– Tâm trạng anh Tràng sau khi nhặt được vợ có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều khi anh nhìn thị ngồi e ấp bên mép giường mà tưởng mình đang mơ. Một chuyện thật mà ngỡ như một trò đùa. Trong con người anh có sự phởn phơ khác thường thể hiện niềm vui của một người đang tràn ngập niềm tin vào hạnh phúc lứa đôi.

Xem thêm:  Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của Ý Chí (Nghị lực)

 – Hạnh phúc đến thật bất ngờ khiến cho người ta không tin vào điều đó. Dù cuộc sống sau khi cưới của họ vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tất cả mọi thành viên trong gia đình anh Tràng đều tin tưởng ở tương lai sẽ tốt đẹp hơn.

– Hình ảnh nồi cháo cám sau đêm tân hồn của cặp vợ chồng trẻ gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ ám ảnh, thể hiện một thực tế phũ phàng nhiều xót xa cho những số phận người nông dân trong xã hội đó. Nhưng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng lại là một niềm tin bất diệt.

3. Kết luận cho đề phân tích nhân vật Tràng trong vợ nhặt

– Kim Lân là một nhà văn có tài ông đã xây dựng nhân vật Tràng hết sức chân thực đặc sắc tạo nên sự thành công của toàn bộ tác phẩm Vợ nhặt. Thông qua số phận của Tràng tác giả Kim Lân muốn thể hiện sự đồng cảm, giá trị nhân đạo của mình trong tác phẩm.

– Bằng ngòi bút giản dị giàu cảm xúc của mình Kim Lân đã khiến cho người đọc cùng khóc cùng cười theo diễn biến của truyện ngắn. Trong đó nhân vật Tràng chính là một người sống mãi trong trái tim bạn đọc.

Bài viết có liên quan tới tác phẩm Vợ Nhặt

>> Phân tích nhân vật bà cụ Tứ

>> phân tích tác phẩm vợ nhặt

>> Phân tích nhân vật Tràng

II. Bài văn tham khảo cho đề phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

Cố tác giả Kim Lân là một nhà văn nổi tiếng, vô cùng xuất sắc của nền văn học Việt Nam trong thời kỳ trước cách mạng của nước ta thành công. Kim Lân là một nhà văn vô cùng yêu quê hương đất nước, giàu lòng nhân ái, thương người. Truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn là một tác phẩm vô cùng thành công lấy cảm hứng chính là năm 1945 một năm vô cùng đặc biệt của nước ta khi mà nạn đói diễn ra ở Miền Bắc làm cho hàng triệu đồng bào ta rơi vào cảnh lầm than, thiếu đói bất hạnh.

unnamed file 81 - Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt 

Nhân vật Tràng chính là một chàng trai sống trong thời kỳ khốn khổ đó anh nghèo khó, thất học làm nghề lao động chân tay nhưng lại có trái tim ấm áp và trong tận cùng của nỗi khổ anh Tràng lại tìm thấy hạnh phúc của mình. Đó chính là giá trị nhân văn của toàn bộ tác phẩm mà nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm.

Xem thêm:  Soạn bài tổng kết phương pháp đọc – hiểu văn bản văn học

Anh Tràng là một thanh niên vô cùng hiền lành, thật thà chăm chỉ, là một người đại diện cho tầng lớp những người cùng đinh nghèo khổ. Anh Tràng sống cùng một người mẹ già ở xóm ngụ cư nơi mà những người tứ xứ khắp nơi tụ tập lại thành một xóm mới chẳng ai biết quê quán gốc tích cụ thể ở đâu. Anh Tràng làm công việc lao động chân tay vất vả đó là nghề kéo xe bò thuê. Ngày nào anh cũng đi làm từ sáng tới tối mịt khi trời nhá nhem thì mới về nhà. Anh xuất hiện trong bóng chiều với cái áo vắt ngang lưng đẫm mồ hồi, khuôn mặt với hai chiếc quai hàm hơi bạnh ra, hai con mắt ti hí, gò má cao xạm lại, nhìn anh có chút gì  đó thô kệch và xấu xí. Anh Tràng xuất hiện thường kéo theo những đứa trẻ con đi theo chúng thường trêu chọc anh và anh cũng đùa nghịch lại với chúng rất vui vẻ.

Một người vừa xấu xí vừa nghèo khổ bần hàn như anh Tràng thì có lẽ chẳng bao giờ có cô gái nào muốn để ý và yêu thương anh. Những tưởng anh sẽ mãi mãi sống một mình cùng người mẹ của mình. Nhưng chính trong lúc cảnh đời nghèo khổ, khi mà người chết đói đầy đường vì thiêu ăn đó khi mà tới những cành cây ngọn cỏ cũng không thể nào sống được, thì anh Tràng lại nhặt được một người vợ một cách vô cùng dễ dàng như một giấc mơ. Chuyện anh Tràng bỗng nhiên lại cưới vợ, có được một cô vợ khá ra phết đó vừa la một sự may mắn nhưng cũng là một thử thách với anh. Bởi trong hoàn cảnh người chết đói rất nhiều lo cho mình và người thân trong gia đình cũng đủ khó khăn rồi giờ lại cưới vợ lấy thêm một miệng ăn lúc này quả là mạo hiểm. Nhưng anh Tràng cũng tặc lưỡi bỏ qua, bởi anh tin vào tương lai anh muốn thử vận may của mình, chỉ thông qua vài lần gặp gỡ, mời người con gái đó ăn bốn bát bánh đúc và mấy câu bông đùa vậy mà anh Tràng đã có được vợ.

Con đường anh Tràng đưa người vợ trẻ của mình về nhà thật sự đã mở ra nhiều suy nghĩ cho người đọc. Trong bối cảnh xóm ngụ cư nghèo khổ đó những ngôi nhà thấp lè tè nằm san sát bên nhau. Không có một ánh sáng nào của đèn dầu cảnh chiều tối nhá nhem, tiếng quạ kêu, những xác người chết chưa kịp chôn cất, những âm thanh ghê rợn. Người sống thì đi lại vật vờ như một cái xác cái nghèo đã khiến họ không còn sức lực để mà làm gì nữa. Nhưng khi nhìn thấy anh Tràng đi về cùng người phụ nữ lạ thì ai cũng ngạc nhiên. Họ ngạc nhiên vì một người như anh Tràng mà cũng lấy được vợ. Họ ngạc nhiên vì thời buổi nghèo khó này mà lại đi rước thêm một miệng ăn về nhà …những tiếng xì xào bàn tán, những lời to nhỏ tạo nên một cảnh huyên náo cho một buổi chiều ảm đạm.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

Từ sau khi có vợ anh Tràng đã thay đổi rất nhiều anh cảm thấy trong lòng mình khoan khoái khác lạ, người con gái vợ anh cũng thay đổi rất nhiều chị đằm thắm dịu dàng hơn không còn vẻ chanh chua như hôm anh Tràng gặp ở chợ huyện nữa. Rồi cả mẹ của anh Tràng bà cụ Tứ cũng thay đổi, bà vun vén nhà cửa vườn tược gọn gàng hơn, thường xuyên động viên con trai và con dâu làm ăn nhìn tương lai bằng một động thái vô cùng tích cực. Riêng anh cu Tràng anh đã thành trụ cột gia đình của hai người phụ nữ, anh bắt đầu muốn xây dựng một tương lai tốt hơn muốn tu sửa lại ngôi nhà mình đang ở muốn tạo dựng một gia đình hạnh phúc. Sau khi kết hôn anh Tràng đã thành một con người ý thức được trách nhiệm làm chồng của mình.

Trong phần kết của tác phẩm hình ảnh nồi cháo cám chính là hiện thực nghèo khổ của những người nông dân khi đó. Nhưng trong bữa cơm ai cũng vui vẻ họ cùng nhau nói tới việc Việt Minh phá kho thóc của Nhật chia cho những người dân nghèo để cứu đói. Họ nói rất nhiều về tương lai một tương lai tốt đẹp với cuộc sống mới.

Nhân vật Tràng trong "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân chính là một đứa con tinh thần có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Thông qua nhân vật Tràng ta thấy được tinh thần lạc quan yêu đời luôn tin tưởng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo khổ. Trong cái đói cái nghèo họ vẫn luôn tìm tới sự sống với tinh thần kiên cường lạc quan chứ không hề suy nghĩ tiêu cực hay tìm tới cái chết đó chính là một tinh thần vô cùng nhân văn mà Kim Lân muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.

Hướng Dương

Topics #dàn ý phân tích nhân vật tràng #Kim Lân #phân tích nhân vật tràng #văn phân tích #vợ nhặt