Đề bài: Phân tích nhân vật Mị trong Vợ Chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

Bài làm

Nhà văn Tô Hoài được biết đến chính là một nhà văn hiện thực sớm nhất đi đến cách mạng. Tô Hoài là một người có được những hiểu biết về văn hóa Tây Bắc và điều đó cũng được thể hiện trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Thành công của tác phẩm chính là việc xây dựng lên được một hình ảnh cô Mị. Ở nhân vật Mị như cũng đã đại diện cho cuộc sống cơ cực cũng như sự tủi nhục của người phụ nữ trong xã hội cũ, họ bị áp bức bóc lột bởi ách thống trị phong kiến cũng như thần quyển, song ở họ vẫn ẩn chứa được một sức sống tiềm tàng.

Tác phẩm đặc sắc "Vợ chồng A Phủ" cũng chính là một kết quả của một chuyến đi thực tế ở Tây Bắc của tác giả. Tô Hoài cũng sáng tác tác phẩm vào năm 1952 và được in trong tập "Truyện Tây Bắc". Tác phẩm như hiện lên được vẻ đẹp của nhân vật Mị và nhân vật Mị cũng là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, Mị như cũng mở đầu truyện cũng nhận thấy được Mị xuất hiện ngay từ những dòng đầu của truyện, nhà văn Tô Hoài cũng đã để Mị xuất hiện một cách u buồn khi nhìn thấy được một người phụ nữ lúc nào cũng buồn rười rượi, ngồi cạnh tàu ngựa. Tô Hoài cũng đã đặt nhân vật của mình trong một sự đối lập với mọi thứ xung quanh khi tập trung miêu tả được ngoại hình của cô. Số phận của Mị như thật buồn tủi và khổ cực, Mị vì món nợ truyền kiếp của gia đình mà chấp nhận sống kiếp dâu gạt nợ, sống như chẳng khác gì một người ở trong nhà thống lý. Mị như là hiện thân cho một số phận khổ đau nhẫn nhục, một số phận thật éo le trước mắt người đọc biết bao nhiêu.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Chí Phèo của tác giả Nam Cao

Nhân vật Mị được hiện lên trước hết là tài năng và ở cô cũng lại mang được một tấm lòng hiếu thảo và có lòng tự trọng nữa. Nhà văn Tô Hoài đã miêu tả được nhân vật Mị với những ngôn từ đẹp nhất khi mà trước khi cô trở về làm dâu nhà thống lý. Mị là một người con gái hiện lên vô cùng trẻ đẹp và lại còn tài năng nữa. Ai ai cũng luôn luôn khâm phục tài năng của Mị biết bao nhiêu. Thế nhưng khi biết tin cha gả cho con trai nhà thống lý thì chính Mị cũng xin cha làm nương để trả nợ cho cha mình chứ không muốn sống trong cảnh con dâu gạt nợ. Mị chính là một nhân vật vô cùng hiếu thảo và thương cha nữa. Thế nhưng chẳng còn cách nào khác Mị đành phải chấp nhận sống kiếp con dâu gạt nợ. Trong suốt mấy tháng đầu thì đêm nào Mị cũng cứ khóc và thương cho thân phận của chính mình. Mị cũng đã nghĩ đến cái chết nhưng sự thương yêu cha khiến Mị không thể chết được và đành cam chịu sống cuộc sống trong nhà thống lý Pá Tra với biết bao nhiêu đau khổ, cơ cực.

phan tich nhan vat mi trong vo chong a phu - Phân tích nhân vật Mị trong Vợ Chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài

Phân tích nhân vật Mị trong Vợ Chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài

Khi Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ với danh nghĩa là dâu thế nhưng Mị chẳng khác gì một người nô lệ không công cho nhà thống lý, làm việc quần quật suốt ngày, không được ngơi nghỉ một chút nào. Sống trong nhà thống lý thì Mị như bị bóc lột hết sức tàn nhẫn về cả thể xác cũng như về tinh thần. Mị cứ sống những tháng ngày như lầm lũi chẳng khác gì con rùa nuôi trong xó cửa. Đôi lúc Mị nghĩ Mị cũng không bằng con trâu con ngựa bởi cứ đêm nó còn có lúc đứng gãi chân nhai cỏ, thế rồi “đàn bà con gái nhà này vùi đầu làm việc cả ngàu lẫn đêm". Nhà văn Tô Hoài cũng đã miêu tả lên căn buồng nơi Mị ở không khác gì một ngục tù, nhìn ra nó chỉ có một lỗ nhỏ vuông bằng bàn tay, khi nhìn xa không biết đó là sương hay nắng nữa. Cuộc sống tủi hờn, và công việc như cứ bủa vây mãi trong Mị khiến cho Mị cứ như một cỗ máy chỉ biết làm việc hết ngày hết tháng.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tức Cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh có dàn ý

Người đọc như nhận thấy được mặc dù bị tê liệt tinh thần nhưng ở đâu đó trong tâm hồn Mị dường như cũng vẫn có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt biết bao nhiêu. Chính những điều đó đã lại thể hiện rõ nét trong diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài được. Cái cảnh sắc thiên nhiên rực rỡ, rộn rã của chính ngày Tết cùng tiếng sáo gọi bạn tình lúc này đây dường như cứ thiết tha bổi hổi như sánh đôi cùng men say của rượu mà như đã khiến cho Mị dần dần thay đổi tâm trạng và sức sống, tình yêu của Mị như dần được tái hiện và trở về. Lúc này đây Mị cũng cứ nhớ về kỉ niệm ngày xưa. Trong lòng Mị cũng nhận thấy được trong lòng đột nhiên phơi phới trở lại. Lúc này Mị cũng ý thức được bản thân của Mị cũng còn trẻ lắm. Ngoài kia những tiếng sáo tha thiết mời gọi, thực sự tất cả đã dẫn tới hành động của Mị cũng luôn mong muốn đi chơi xuân. Mặc dù Mị bị trói buộc bởi thể xác, tinh thần như bị tê liệt bấy lâu nay nhưng chỉ cần có một ngọn gió nhỏ cũng có thể thổi bùng lên ngọn lửa khao khát tự do, yêu đương của Mị thổi bùng lên thoát khỏi cường quyền.

Trong đêm tình mùa xuân, tiếng sáo như thiết tha và bổi hổi khiến cho Mị như nhớ lại ngày trước. Mị uống rượu và càng uống càng nhận ra biết bao nhiêu đau khổ. Mị lại nghĩ đến cái chết, khi ý thức trở về thì Mị nhận thấy được những khổ cực của mình. Mị xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn, quấn lại tóc, lấy cái váy hoa để chuẩn bị đi chơi ngày Tết như bao nhiêu người con gái khác. Trong tâm trí Mị như cứ có tiếng sáo đưa Mị đến các cuộc chơi, những đám chơi. Nhưng A Sử về đã trói đứng Mị lại, trói thể xác chứ sao trói được tâm hồn Mị chứ.

Xem thêm:  Em Nghĩ Gì Về Việc Nghiện FaceBook Hiện Nay Của Giới Trẻ

Nhân vật Mị lại có những chiều hướng thay đổi khi nhìn thấy A Phủ với hai hàng nước mắt bò trên hai gò má xám xịt, lúc này đây Mị dường như cũng cứ lại bắt đầu thức tỉnh và thương xót cho chính bản thân mình, rồi thương cho A Phủ nên cô mới có hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ đồng thời cũng là cởi trói cho chính mình. Thế rồi Mị cũng chạy theo A Phủ như đó chính là tiếng gọi của tự do, tiếng gọi của hạnh phúc. Trong Mị dường như cũng cứ luôn luôn lhát khao tự do hạnh phúc đã đẩy bước chân Mị đi nhanh hơn nữa.

Thông qua việc miêu tả số phận nhân vật Mị thì nhà văn Tô Hoài đã mang đến một cô Mị ngoan hiền hiếu thảo. Người đọc cũng có thể nhận thấy được nổi bật trong con người cô là sức sống tiềm tàng mãnh liệt, đồng thời đó cũng chính là những khát vọng tự do hạnh phúc. Xây dựng lên nhân vật Mị cũng mang được nững sức hút của "Vợ chồng A Phủ" đối với bạn đọc.

Minh Nguyệt

Topics #nhà văn Tô Hoài #phân tích nhân vật mị #văn phân tích #Vợ chồng A Phủ