Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
Nhân vật Mị là người con gái có nhiều bất hạnh trong cuộc sống, chịu cảnh nô lệ mất tự do nhưng cô lại có một sức sống tiềm tàng vô cùng mạnh mẽ. Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân sẽ giúp cho chúng ta hiểu được khát khao tự do của nhân vật này mạnh mẽ tới mức nào nhé.
Dàn ý chi tiết và bài tham khảo cho đề phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân dưới đây sẽ giúp cho các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo bổ ích cho môn học của mình.
I. Dàn ý chi tiết cho đề văn phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
1. Mở bài cho đề phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
– Nhà văn Tô Hoài là một nhà văn nổi tiếng của văn học cách mạng hiện thực nước ta. Ông viết nhiều và mỗi tác phẩm đều có dấu ấn riêng. Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm kiệt tác đánh dấu tên tuổi của Tô Hoài.
– Nhân vật Mị chính là một người con gái chịu nhiều áp bức nhưng đã kiên cường giải thoát cho số phận của mình cũng như cho người khác thoát khỏi kiếp nô lệ. Mị trong đêm tình mùa xuân chính là sự chuyển biến tích cực nhất trong tâm lý cũng như nhận thức của nhân vật
2. Thân bài của đề phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
– Mị vốn là một cô gái xinh đẹp, có tài và có hiếu với cha mẹ nhưng vì món nợ của cha mẹ lâu năm không trả được cho gia đình thống lý Pá Tra nên Mị buộc lòng phải làm dâu để làm việc trả nợ cho gia đình thống lý. Một cuộc hôn nhân không tình yêu, một cuộc trao đổi Mị thực chất là nô lệ không công.
– Mị làm dâu trong nhà giàu nhưng thực chất là sống kiếp sống nô lệ suốt ngày chỉ biết làm việc và làm việc từ sáng tới khuya. Nhiều khi Mị cảm thấy rằng kiếp sống của mình không bằng con trâu, kiếp con ngựa trong gia đình thống lý bởi con vật nó làm tối nó còn nghỉ, còn Mị làm không biết nghỉ ngơi.
– Mị đã đóng cửa trái tm của mình lúc nào cô cũng như một cái xác sống, làm gì, đi đâu không bao giờ Mị cười nói. Mị chỉ biết cúi mặt xuống mặt lúc nào cũng buồn bã không một tiếng cười đầu. Mị như một con rùa luôn ẩn nấp trong chiếc mai cứng cáp của mình và trốn tránh thế giới bên ngoài.
– Mị đã từng muốn chết để giải thoát cho mình khỏi kiếp sống nô lệ cầm tù này, nhưng cô rất thương ba mẹ của mình. Nếu Mị chết gia đình thống lý không để yên cho cha mẹ của cô, số tiền cha mẹ cô nợ sẽ không ai trả cho họ nên Mị đành cam phận sống tủi nhục không ngày mai.
– Trong đêm tình mùa xuân Mị đã có những thay đổi tâm lý của mình cô nhận thức được kiếp sống của mình và muốn được giải thoát nó. Mị cảm nhận tiếng sáo bên ngoài và long da diết nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp khi còn sống cùng cha mẹ của mình, khi chưa làm con dâu cho nhà thống lý.
– Mị khát khao tự do, khát khao được giải thoát mình khỏi kiếp nô lệ khốn khổ này nên cô đã tìm cách để được đi ra ngoài và hòa mình vào cuộc sống xung quanh. Nhưng những mong ước đó của Mị bị dập tắt không thương tiếc bởi đòn roi.
– Mị bị A Sử đánh đập trói vào cột nhà và không thể nào cử động hay đi lại được hành động dã mạn đó của A Sử chỉ trói được thân xác Mị, nhưng không thể trói được tâm hồn của một người con gái luôn khát khao hạnh phúc, khát khao sự tự do.
– A phủ là một nhân vật song song với cuộc đời Mị, A Phủ mồ côi không cha mẹ nghèo khổ. Một lần do đánh nhau với A Phủ ở chợ tình nên A Phủ bị gia đình thống lý bắt về làm nô lệ không công cho hết kiếp.
– A Phủ là người không cha mẹ, lại không có ai đứng ra bênh vực nên đành cam phận làm nô lệ chông thống lý Pá Tra. Một lần anh làm mất trâu nên bị đánh đập vô cùng tàn nhẫn bị trói, bị bỏi đói khát, rét buốt khiến cho Mị động lòng trắc ẩn và giải thoát cho A phủ.
– Hành động giải thoát co A Phủ và tự giải thoát mình của Mị chính là một hành động mạnh mẽ của người nông dân khi bị trói buộc đàn áp bị dồn tới đường cùng họ phải vùng lên để tự cứu lấy đời mình để giải thoát mình khỏi kiếp nô lệ cầm tù.
3. Kết luận cho đề phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
– Vợ chồng A phủ là truyện ngắn có tinh thần nhân đạo vô cùng to lớn, nó đã giúp người nông dân tìm ra lối đi cho mình đó chính là vùng lên đấu tranh đòi quyền sống và tự giải thoát chính mình khỏi kiếp sống trâu ngựa, kiếp nô lệ không có ngày mai
– Nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân chính là một sự chuyển biến tâm lý sâu sắc khiến Mị thấy được khát khao tự do của con người mình và nhen nhóm ước mơ tự do ước mơ giải thoát cuộc đời mình khỏi những trói buộc.
Bài viết có liên quan tới truyện ngắn Vợ chồng A phủ
>> Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ
II. Bài văn tham khảo cho đề phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
Nhà văn Tô Hoài lên Tây Bắc thực tế và viết truyện ngắn "Vợ chồng A phủ" trong năm 1952. Đây là một truyện ngắn giàu tính giá trị hiện thực, giàu tính nhân đạo được nhà văn thể hiện thông qua những số phận éo le của mình. Nhân vật Mị là một cô gái xinh đẹp có tài đáng lẽ ra Mị phải có được hạnh phúc nhưng trong bối cảnh mà giai cấp địa chủ thi nhau bóc lột những người dân thấp cổ bé họng thì Mị chỉ là một nô lệ không công mà thôi. Nhưng càng bị chà đạp thì Mị càng khát khao tự do chính trong đêm tình mùa xuân thiêng liêng đó đã đánh thức bản năng sống mạnh mẽ của Mị làm cho Mị thay đổi tư duy của mình đứng lên giải thoát A Phủ và giải phóng đời mình khỏi những trói buộc xiềng xích.
Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
Trong đêm tình mùa xuân đó, một cô gái hiền lành lúc nào cũng chỉ biết làm việc, cắm mặt vào công việc từ sáng sớm tinh mơ cho tới nửa đêm rồi đi ngủ. Ngày nào Mị cũng chỉ biết có công việc mà thôi, cuộc đời của Mị chính là chuỗi bi kịch vô cùng bất hạnh bởi Mị chính là nô lệ là con dâu bị cướp về làm việc trả nợ cho cha mẹ mình mà thôi. Thế nên ngày nào Mị cũng sống mà như đã chết mặt cô buồn ủ rũ, không bao giờ thấy Mị cười nói, dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng Mị như một bà góa phụ suốt ngày ủ rũ và chỉ cắm cúi làm việc như con trâu con bò trong gia đình thống lý Pá Tra. Tục lệ cướp hôm, giai cấp thống trị bóc lột người dân nghèo hèn chính là một xiềng xích vô hình trói buộc cuộc đời Mị chìm trong bể khổ, khiến Mị muốn vùng vẫy thoát ra nhưng không sao thoát được. Nhiều lần Mị đã cầm nắm lá ngón chạy về nhà chào từ biệt cha mẹ để đi tìm lấy cái chết, nhưng khi nghe những lời nói từ cha mẹ rằng Mị chết rồi lấy ai làm việc cho nhà thống lý Pá Tra trả nợ cho cha mẹ Mị, cha mẹ Mị già yếu rồi, nên Mị lại lặng lẽ quay về nhà thống lý sống kiếp tù đày không có ngày mai, không biết khi nào là ngày giải thoát . Mị đã sống như thế hết ngày này tới tháng khác, Mị như một con rùa luôn trốn tránh mọi thứ xung quanh mình, luôn tìm vào một nơi tăm tối để ẩn nấp để quên đi cuộc sống tự do ngoài kia và chỉ cắm mặt vào việc cho quên buồn. Căn buồng nơi Mị ở cũng tăm tối như cuộc đời Mị vậy một căn buồng tối tăm chỉ có một cái lỗ nhỏ bằng bàn tay để nhìn ra ngoài nhiều khi nhìn qua cái lỗ đó chẳng biết mưa nắng, hay sương trắng… Mị đã sống như thế âm u và tăm tối.
Mị đã sống như vậy tưởng như trong trái tim của cô ý chí và khát khao tự do đã tắt lim như ngọn lửa lòng cô. Nhưng không phải như vậy chính trong đêm tình mùa xuân khi nghe được tiếng sáo gọi bạn tình từ ngoài vọng vào. Mị lấy hũ rượu để trong nhà đã lâu ngày ra uống, Mị uống từng bát rất lớn cô uống một cách ừng ực mạnh mẽ thể hiện được những dồn nén đã lâu. Khi hơi men đã ngấm vào người Mị cảm thấy trong lòng mình có một sự xốn xang khó tả. Mị nhận ra rằng mình còn rất trẻ và Mị muốn được đi chơi. Mị căm ghét cuộc sống tù túng gò bó này, Mị thấy nhiều người phụ nữ có gia đình vẫn đi chơi hội đấy thôi tại sao ở nhà thống lý lại không được. Mị bắt đầu nhớ tới những ngày còn con gái khi chưa bị ép làm dâu nhà thống lý Mị từng là một cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo, thổi kèn lá, nhiều chàng trai mê mẩn Mị còn đi theo Mị về tới tận nhà nhưng Mị chẳng ưng ai cả. Trong tâm hồn của Mị bắt đầu nhận thấy sự trói buộc vô hình tàn nhẫn của chế độ, của giai cấp thống trị lúc đó và cô muốn cởi bỏ nó. Mị đã thay cho mình một bộ quần áo khác tươm tất hơn, Mị cũng vấn lại mái tóc trên đầu của mình cho gọn gàng chuẩn bị bước đi chơi. Nhưng những gì Mị làm đều không qua nổi con mắt của A Sử và hắn đã dập tắt mọi hy vọng vừa nhóm lên của Mị bằng một trận đòn. Rồi hắn trói Mị lại bằng một dây thừng lớn khiến Mị đứng cả đêm trong bếp, mái tóc Mị hắn cũng trói xà nhà để Mị không cúi cũng không lắc được nữa. Mị bị trói trong chiếc cột đó suốt một đêm, tiếng gọi bạn ngoài kia vẫn than thiết khiến Mị vô cùng muốn bước đi, nhưng thân thể của Mị hoàn toàn không di chuyển được.
Trong gia đình của Mị đang sống có một con người một số phận nô lệ giống như Mị đó chính là chàng trai A Phủ. Một chàng trai mồ côi thấp cổ bé họng như Mị, nên khi đánh nhau với A Sử bị gia đình thống lý mang về và bắt làm nô lệ suốt đời. A Phủ sống như con ngựa mạnh mẽ nơi núi rừng nhưng lại phải trói buộc bởi kiếp nô lệ trong nhà thống lý. Rồi một lần A Phủ làm mất trâu khiến cho gia đình thống lý đánh đập anh rất tàn nhẫn. Họ trói anh ở chiếc cột mà Mị từng bị trói không cho ăn uống gì hết. Chúng để anh chịu đói rét đứng đó mà chờ chết, nhìn những giọt nước mắt long lanh trên hai hõm má của A Phủ đã khiến Mị thức tỉnh trái tim mình. Mị cảm thấy xót xa thương cho A Phủ và oán hận gia đình thống lý quá độc ác và Mị đã cắt dây trói cho A phủ rồi hai người cùng nhau trốn đi giải thoát cho cuộc đời của mình.
Nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân chính là con người khát khao sống, khát khao tự do mà Tô Hoài muốn gửi gắm tới những người đọc. Thông qua con người đó Tô Hoài muốn mỗi người dân lao động hãy tự đứng lên cởi trói cho mình, hãy dũng cảm chống lại những điều sai trái thói áp bức bóc lột của chế độ ngang ngược bạo hành để tìm lấy hạnh phúc của mình.
"Vợ chồng A Phủ" là một tác phẩm giàu tính hiện thực, và giá trị nhân văn đã làm nên tên tuổi của nhà văn Tô Hoài. Nhân vật Mị chính là nhân vật trung tâm của tác phẩm và chính Mị trong đêm tình mùa xuân đó đã làm nên một bước ngoặt vĩ đại cho số phận những người lao động nghèo khổ bất hạnh thoát khỏi kiếp nô lệ của mình.
Hướng Dương