Đề bài: Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

Bài làm:

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là kết quả của chuyến đi thực tế lên vùng cao Tây Bắc cùng chung sống sinh hoạt với bà con nơi đây của tác giả Tô Hoài. Ông sống gắn bó với nhân dân nơi đây hiểu được những phong tục tập quán của họ và đặt bút viết truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, truyện ngắn là tiêu biểu cho biệt tài miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của Tô Hoài thông qua hìng tượng nhân vật Mị được ông xây dựng rất thành công, mà trong đó phải kể đến đoạn ông miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân.

Đến với nhân vật Mị trong tác phẩm, trước hết Tô Hoài hướng ngòi bút giới thiệu về số phận và hoàn cảnh sống của cô. Cô vốn là một cô gái yêu dời, trẻ trung, yêu cuộc sống lại là người con gái đẹp nhất nhì vùng, có tài thổi sáo rất hay, lá gì cũng được nhưng khi ngậm vào đôi môi của mình thì âm thanh phát ra nghe rất hay, rất vui vẻ và êm tai, con trai trong vùng thích Mị lắm đếm đến đứng nhẵn cả vách cạnh chiếc cửa sổ Mị ngủ. Nhưng số phận trớ trêu cuộc sống vui vẻ, êm đềm không được bao lâu thì cô lại bị bắt về nhà Thống lí Pá Tra là kiếp của một đứa con dâu gạt nợ cho món nợ truyền kiếp của gia đình mình, đời cha cô không thể trả được thì nay gạt sang cho cô phải gánh chịu. Sau khi bị bắt về nhà Thống lí là kiếp con dâu gạt nợ, Mị phải làm quần quật từ sáng sớm đến tận đêm tối không lúc nào được ngơi tay, công việc vất vả khiến đêm nào Mị cũng khóc, Mị dần chai sạn với công việc lầm lũi ấy, mất đi những vui tươi của cuộc đời người con gái xưa kia, có nhiều lần Mị bị đánh đến ngất đi, bị bỏ đói,…

Xem thêm:  Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của nhà giáo dục học Ma-ca-ren-cô: ‘Kỉ luật là tự do’.

Nhưng không pải vì những cực nhọc ấy mà làm chết đi ý trí sống của Mị, tác giả đã miêu tả nghị lực sống của nhân vật Mị rất khéo léo và tài tình trong đêm tình mùa xuân, sức sống trong Mị vẫn âm ỉ cháy như hòn than nóng hổi trong đóng tro tàn đợi cơn gió sức sống thổi qua là sẽ bùng lên mạnh mẽ và dữ dội. Thời điểm của mùa xuân đang về, chim chóc, cây cối muôn loài thi nhau đua nở khoe sắc xuân tươi thắm, những chiếc váy hoa sặc sỡ,… như tác động trực tiếp vào tâm hồn Mị thêm sức sống. Tác giả miêu tả chi tiết tâm hồn Mị như được sống dậy là khi Mị nghe thấy “tiếng sáo văng vằng bên tai”, “Mị nhẩm theo những câu hát”, Mị cũng nhớ lại năm ngoài cũng ngày này “Mị ngồi thổi sáo bên bếp lửa, Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo, không biết có bao nhiêu người mê tiếng sáo mà đi theo Mị”. Mị đã hình dung về những ngày tháng tươi đẹp xưa kia và quan trọng hơn là Mị ý thức về “mình vẫn còn trẻ”, “Mị muốn đi chơi”,…Sức sống trong Mị đang cháy lên từng hồi nhưng bỗng nhiên thực tại ùa về Mị lại ước “nếu có nắm lá ngón Mị sẽ ăn cho chết ngay”. Cái chết mà Mị nghĩ đến ở đây là để thoát khỏi thực tại u ám, khổ đau ư, chết là để giải thoát cho bản thân khỏi kiếp sống nhục nhã này.

Xem thêm:  Dàn ý cho đề: Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

kenhtailieu img - Phân tích nhân vật Mị trong Đêm tình mùa xuân truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ

Phân tích nhân vật Mị

Tiếp đến tác giả miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Mị khá phức tạp, Mị nghe thấy tiếng sáo vẫn văng vẳng đau dây, “Mị muốn được đi chơi” như bao người khác nhưng Mị nhìn lại không gian của mình, căn buồng lạnh lẽo với ô cửa sổ “vuông bé bằng bàn tay”, lúc này Mị lại từ từ bước vào buồng. Mị mâu thuẫn trong chính bản thân Mị một là vẫn chấp nhận số phận là mãi kiếp ở đây với cuộc sống này, đen tối không lối thoát. Hai là đi theo tiếng gọi của tâm hồn đang sống dậy kia đi chơi đêm mùa xuân, thế rồi ý thức về cuộc sống, tâm hồn Mị đã thực sự sống dậy. Tác giả miêu tả chi tiết “Mị lấy ống mỡ sắn thêm một miếng” cho vào ngọn đèn đang cháy là thể hiện sức sống trong Mị, Mị muốn cây đèn cháy to hơn, rõ hơn và lâu hơn cũng là đang sưởi âm tâm hồn nguội lạnh của mình, là ngọn lửa thôi thúc tâm hồn Mị cháy lên mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Mị “quấn lại tóc”, sủa soạn và “lấy cái váy ở trong vách” để chuẩn bị đi chơi, Mị đang sống lại những năm tháng tươi vui trong quá khứ, “tiếng sáo” vẫn như đưa Mị về quá khứ ấy. Nhưng rồi Mị như đang trong ảo giác vậy, A Sử đi chơi về thấy Mị đang chuẩn bị đi chơi liền lấy cả thúng dây trói Mị vào cây cột nhà, Mị vẫn theo “âm thanh của tiếng sáo”, vẫn đang mơ mộng mà không hề hay biết mình đang bị trói, A Sử còn buộc cả tóc của Mị lên nhưng Mị vẫn đang sống trong tâm tưởng, nhưng rồi Mị tỉnh dần và nhìn thấy thực tại mình đang bị trói và cho đến sáng hôm sau Mị lại trở về với cuộc sống hàng ngày vẫn lầm lũi, “buồn rười rượi” như trước.

Xem thêm:  Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: Phong cách chính là người. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

Qua việc miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Mị với nhiều chi tiết độc thoại, độc thoại nội tâm, những mâu thuân đan xen trong tâm trí chính nhân vật trong đêm tình mùa xuân. Tác giả Tô Hoài muốn dẫn dắt người đọc về một nhân vật Mị tuy có sống phận đau thương nhưng lòng yêu đời, yêu cuộc sống trong cô không vì thế mà mất đi, lòng yêu cuộc sống, yêu đời tha thiết áy chỉ như một hòn than âm ỉ trong đống tro tàn lụi mà đợi ngày có cơn gió tự do thổi qua sẽ bùng lên cháy mạnh mẽ và dữ dội.

Hằng