Đề bài: Phân tích hình tượng Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh

Bài làm

Tình yêu với những cảm xúc khó định hình và không ai có thể nắm bắt cũng như lý giải được cho tường tận. Có lẽ chính sự bất biến, chính sự độc đáo này mà tình yêu cũng chính là một trong những đề tài muôn thuởcủa biết bao văn nghệ sĩ. Trong đó không thể không nhắc đến bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nữ sĩ cũng đã khéo léo mượn hình tượng sóng để có thể nói lên những trạng thái cung bậc của tình yêu và khiến cho thi phẩm sống mãi với người đọc.

Không khó để có thể nhận ra được hình tượng sóng như cũng đã lại tồn tại hai hình tượng đó là sóng của thiên nhiên và tình yêu của em. Thực sự hai hình tượng này gắn bó với nhau rất chặt chẽ mà người ta cũng có thể gọi là sóng của tình yêu, sóng tình. Xuân Quỳnh cũng đã miêu tả được hai hình tượng ấy xuất hiện một cách song hành trong tác phẩm viết về tình yêu này. Có thể thấy được con sóng đi trước dọn đường để em bộc bạch bày tỏ cảm xúc chân thành của mình trong tình yêu.

Ngay từ phần mở đầu bài thơ, con sóng lúc này dường như cũng đã lại hiện ra đúng quy luật của tự nhiên. Không dừng lại ở đó nó cũng chính là một sự phát khởi của tình yêu, của người phụ nữ:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Người đọc nhận thấy được ở con sóng có những trạng thái, có những đối cực như mâu thuẫn và ngược chiều nhau. Thực sự có thể nhận thấy được tình yêu chính trong trái tim của những người phụ nữ lại luôn dạt dài, dữ dội và có lúc lại nhẹ nhàng trầm lắng giống như những con sóng ngoài đại dương xanh bao la kia. Chính hai nét tính cách dữ dội đó cũng khiến cho hình ảnh con sóng đẹp hơn, sống động hơn. Khi mà sông không hiểu được thì con sóng phải tìm ra biển lớn để có thể tìm được sự thấu hiểu, đồng cảm cũng như tình yêu đích thực.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi

Nữ sĩ Xuân Quỳnh càng đi sâu vào để có thể tìm hiểu những quy luật của tự nhiên để cắt nghĩa lí giải cho quy luật tình yêu của mình thông qua các câu:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.

Thực sự thì giữ chuyện xưa và nay nó cũng như là một khoảng thời gian lâu và đối lập giữa những hiện thực và khát vọng. Người phụ nữ luôn muốn có thể yêu và được yêu do chính cảm xúc của mình chứ không phải là sự sắp đặt mà người phụ nữ muốn được giải phóng mình, muốn được quyết định tình yêu của mình. Thực sự đó chính là một nỗi khát vọng bất diệt và luôn trường tồn.

phan tich hinh tuong song - Phân tích hình tượng Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh

Phân tích hình tượng Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh

Thế rồi cũng đứng trước biển cả ái tình, con sóng ái tình có thể hiểu được phần nào toàn bộ giá trị của chính mình thông qua đoạn thơ:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió.

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Đoạn thơ trên như cũng đã miêu tả được hình ảnh tình yêu chân chính của mình, ở đây xuất hiện cặp song hành ở đây chính là anh và em, biển và sóng. Xuân Quỳnh cũng thật tài tình khi phát hiện và nhận ra được một sự gặp gỡ giữa biển và sóng để cắt nghĩa lí giải cho chính cuộc gặp gỡ giữa anh và em

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân

Tình yêu khó lý giải lắm, nó có những lí lẽ của nó mà lí trí không tài nào hiểu được. Ngay chính ở câu cuối của khổ thơ, tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ, đó chính là khi trạng ngữ thời gian được đặt ra đầu câu khiến cho người ta đọc cũng nhận thấy được một sự bồi hồi của tình yêu:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được.

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Hình ảnh những con sóng dù ở lòng sâu, dù sóng ngầm đi chăng nữa thì vẫn luôn nhớ đến anh. Luôn cứ mạnh mẽ và sôi nổi như chính tình yêu mà nhà thơ muốn thể hiện. Tình yêu có lẽ bắt nguồn từ những nỗi nhớ, nỗi nhớ đến vô hồi, vô hạn. Những nỗi nhớ vượt ra giới hạn của không gian và nó cũng đồng thời vượt qua giới hạn của cả những ý thức của người đang yêu say đắm.

Không thể phủ nhận được khi tình yêu trong thử thách thật khó vượt qua, nhưng ta cũng lại thấy được cũng chính từ nỗi nhớ ấy đã củng cố niềm tin trong lòng người phụ nữ. Khi mà người ta còn nhớ, còn yêu thì người ta cũng còn khao khát đi kiếm tìm bến bờ lý tưởng của chính họ.

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

Ngay cả khi xuôi và ngược, hay đó chính Bắc và Nam, dẫu là những sự xa xôi với biển cả đầy sóng gió và có biết bao nhiêu ngăn trở thì người con gái vẫn cứ hướng về anh, hướng về một tình yêu. Thế rồi đối lập để rồi đi đến chỗ thống nhất thì Xuân Quỳnh tìm ra quy luật của tình yêu thông qua hình tượng sóng.

Xem thêm:  Phân Tích Khổ 1 Bài Thơ Tây Tiến Của Quang Dũng

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng nhỏ

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

Và đó chính là cuộc rượt đuổi bất tận. Thực sự đời người bé nhỏ nhưng tình yêu thật lớn lao, có thể đưa con người vào cõi bất tử và vĩnh hằng mãi mãi trường tồn:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn qua đi

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa.

Nữ sĩ Xuân Quỳnh đã chuyển sự đối lập ấy thành mối quan hệ tương hòa. Nhà thơ chỉ ra được tuổi xuân có thể ngắn ngủi thế nhưng tình yêu thì bất tận biết bao nhiêu. Tiếp đến chính là việc luôn luôn kết thúc được cuộc hành trình của những con sóng đó chính là một khát vọng để có thể tan chảy ra để có thể hiến dâng và yêu được

ó thể nhận thấy ết thúc hành trình của con sóng là khát vọng như chảy tan ra để hiến dâng cho bến bờ tình, yêu lí tưởng của mình:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Hình tượng sóng dường như cũng chính là cái lẽ bất tử của tình yêu luôn luôn thổn thức mà cũng luôn luôn chân thành bất biến. Xuân Quỳnh cũng thật vui tươi biết bao nhiêu khi cũng cứ đã chọn lựa được hình ảnh sóng để nói về tình yêu với biết nhiều cung bậc, trạng thái tình yêu. Và thông qua hình tượng sóng còn nói được những giới hạn chật hẹp để vượt qua ánh sáng tới tình yêu vĩnh cửu.

Minh Nguyệt

Topics #Bài thơ sóng #hình tượng sóng #nhà thơ Xuân Quỳnh #phân tích hình tượng sóng #văn phân tích