Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Hình tượng nhân vật Tnú được nhà văn Nguyễn Trung Thành khắc họa như một bức tượng đài sống mãi với thời gian về một con người dũng cảm, có lòng yêu nước sâu sắc. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích hình tượng nhân vật Tnú để thấy được những phẩm chất cao quý đáng kính của nhân vật này nhé.

Dàn ý chi tiết và bài tham khảo cho đề văn phân tích hình tượng nhân vật Tnú dưới đây sẽ giúp cho các bạn có thêm những kiến thức bổ ích để có thể hiểu rõ hơn về tác phẩm và hình tượng nhân vật này 

I. Dàn ý chi tiết cho đề văn phân tích hình tượng nhân vật  Tnú

1. Mở bài cho đề phân tích hình tượng nhân vật Tnú

– Giới thiệu về tác giả tác phẩm nhà văn Nguyễn Trung Thành là người con yêu nước có nhiều truyện ngắn gắn bó với người dân Tây Nguyên. Rừng xà nu với hình tượng nhân vật T nú đã tạo nên một nhân vật vô cùng dũng cảm, gai góc thể hiện được lòng yêu nước nồng nàn của những người dân nước ta.

–  T nú như một cây xà nu hiên ngang vững chắc vươn tấm thân lớn của mình ra bảo vệ những người dân trong làng của mình bảo vệ quê hương đất nước thân yêu

2. Thân bài cho đề văn phân tích hình tượng nhân vật Tnú

– Giới thiệu về xuất thân và cuộc đời của  T nú anh là người chịu nhiều đau khổ bất hạnh trong cuộc sống, chịu nhiều tổn thương trong tình cảm khi cha mẹ mất sớm là trẻ mồ côi lớn lên nhờ người dân trong làng nuôi dưỡng

– T nú là một nhân vật có ý chí kiên cường, có lòng dũng cảm hơn người, anh đã sớm yêu nước bộc lộ tính cách khiến người khác ngưỡng mộ từ nhỏ, tham gia làm liên lạc viên đưa tin đưa các đồng chí cách mạng của ta thoát khỏi sự truy lùng của kẻ thù

– T nú gai góc và quyết tâm cao khi được dạy chữ học mãi không thuộc T nú lấy đá đập vào tay cho tới khi thật đau chảy máu mới thôi thể hiện sự quyết tâm vô cùng mạnh mẽ của một cậu bé nhưng có ý chí gai góc và dũng cảm hơn người.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng sông Đà trong bài tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

– Khi trưởng thành T nú tiếp tục là một chiến sĩ yêu nước lập được nhiều chiến công là niềm tự hào của người dân trong làng Xô Man được mọi người truyền tụng. Anh kết hôn với Mai nhưng bất hạnh Mai và em bé trong bụng bị kẻ thù giết hại, khiến T nú phẫn uất muốn trả thù cho vợ và bị kẻ thù bắt được

– T nú bị giặc tra tấn đốt hai bàn tay nhưng anh kiên cường không đầu hàng, chúng không thể lấy được bất kỳ một thông tin nào từ T nú. Rồi  T nú được cụ Mết và dân làng giải thoát

– Khi vết thương ở tay và thân thể lành lại T nú lại đi theo cách mạng và anh xa nhà từ đó lập được nhiều chiến công. Nhân một lần được nghỉ phép anh về lại làng Xô man thăm quê hương và những kỉ niệm về ký ức đau thương lại ùa về

– Hình tượng nhân vật  T nú được Nguyễn Trung Thành xây dựng rất thành công một con người anh dũng, yêu nước vượt qua mọi khó khăn thử thách luôn tỏ rõ được khí thế của một vị anh hùng dân tộc.

3. Kết luận cho đề văn phân tích hình tượng nhân vật Tnú

– Hình tượng nhân vật T nú là một cây xà nu vĩ đại to lớn luôn hiên ngang trong gió bão càng đau khổ mất mát thì Tnú lại càng thể hiện rõ được bản chất của một người anh hùng trong mình. Đây là một hình tượng đang để chúng ta noi theo bởi lòng yêu nước của anh thật đáng khâm phục.

Bài viết liên quan tới truyện ngắn Rừng xà nu

>> Phân tích tác phẩm Rừng xà nu

>> Phân tích nhân vật Tnú

>> Phân tích hình tượng cây xà nu

II. Bài tham khảo cho đề văn phân tích hình tượng nhận vật Tnú

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ người dân Tây Nguyên nước ta nói riêng cũng như người dân cả nước đã chịu nhiều đau thương vất vả, với những vết thương không thể nào nguôi ngoai. Rât nhiều người đã nằm xuống với những dòng máu đã đổ thành sông để  có thể giữ được nền độc lập của dân tộc. Hình tượng nhân vật T nú trong tác phẩm "Rừng xà nu" là một hình tượng đẹp về con người anh dũng kiên cường, gai góc trong kháng chiến chống Mỹ.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai Đứa Trẻ của nhà văn Thạch Lam

unnamed file 92 -  Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú

Hình tượng nhân vật Tnú được nhà văn Nguyễn Trung Thành viết lên như một tượng đài tráng lệ, bất khuất về sự trung thành của những người dân Tây Nguyên với Đảng với Bác Hồ và sự nghiệp giải phóng dân tộc của nước nhà. Nhân vật T nú là một người chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống khi mà anh sớm mất cả cha lẫn mẹ do bọn giặc giết hại. T nú được những người dân trong làng Strá nuôi dưỡng, trong đó cụ Mết một cụ già cả cuộc đời luôn gắn bó với cách mạng là người trực tiếp nuôi dưỡng dạy dỗ Tnú nên ông đã truyền lửa cho Tnú dạy Tnú luôn trung thành với cách mạng. Còn Đảng còn cách mạng thì núi non đất nước này còn, đó là những lời dạy vô cùng giản dị nhưng sâu sắc thể hiện được lòng trung thành của những người dân làng Xô Man.

Nhân vật Tnú là một người con có lòng gan dạ dũng cảm từ khi còn rất nhỏ, khi bọn giặc bắt và chém đầu bà Nhan vì tôi dám làm liên lạc viên đưa thông tin và bao che cho các đồng chí của ta  bị giặc giết chết thì Tnú dũng cảm xung phong thay bà Nhan làm công việc đó. T nú thông minh lắm anh không đi những con đường dễ đi mà tìm những khu vực nước chảy xiết nguy hiểm giặc không ngờ tới để đi. Một lần  T nú bị giặc bắt được để không lộ thông tin Tnú đã nuốt thư vào bụng mình. T nú và Mai là những chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi đã có công rất lớn trong việc giúp đỡ các chiến sĩ của của ta nên được anh Quyết dạy chữ. T nú học không giỏi bằng Mai anh thường hay quên, để tỏ rõ lòng quyết tâm của mình T nú đã đập đá và tay mình cho chảy máu thật đau cho nhớ đời, nhắc nhở bản thân phải cố gắng nhiều hơn.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Hình tượng nhân vật Tnú chính là một hình tượng cây xac nu lớn mạnh đang độ tuổi sung sức vươn bóng lá của mình ưỡn tấm ngực của mình ra để bảo vệ những người dân làng Xô Man khỏi chiến tranh bom đạn. Tnú gan dạ kiên cường càng bị thương anh càng trở nên mạnh mẽ quyết liệt nhiều hơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bảo vệ quê hương của mình. Từ khi còn nhỏ cho tới khi lớn lên trưởng thanh T nú luôn vấp phải những sóng gió bất hạnh trong cuộc sống. Khi còn nhỏ thì T nú mất cha me, khi lớn lên anh và Mai kết hôn khi Mai mang thai ở nhà thì T nú vẫn tham gia lực lượng cách mạng. Bọn thằng Dục tay sai của giặc tới nhà bắt Mai đi chúng tra tấn Mai để tìm tung tích của Tnú và các chiến sĩ của ta nhưng Mai kiên cường không hé răng nửa lời khiến cho Mai và em bé trong bụng bị chúng hành hạ tới chết. T nú thương vợ xông lên muốn giải cứu Mai nhưng anh đã lọt vào bẫy của chúng khiến Tnú bị tra tấn dã man. Chúng còn dùng nhựa xà nu đốt hai bàn tay T nú nhưng anh kiên cường không hé răng nói lời nào. Anh chỉ hận không giết được thằng Dục và lũ khốn nạn kia. Rồi T nú được cụ Mết và người làng Xô Man giải cứu. Sau khi khỏi vết thương T nú tiếp tục theo lực lượng kháng chiến tham gia nhiều trận đánh và lâu lắm anh không được về quê nhà.

Thông qua hình tượng nhân vật Tnú của tác phẩm "Rừng xà nu" nhà văn Nguyễn Trung Thành của chúng ta đã tạo nên một anh hùng  Tnú vô cùng vĩ đại giàu lòng yêu nước, gan dạ dũng cảm là một người con đáng tự hào của núi rừng Tây Nguyên. T nú và những người dân làng Xô man đã cùng nhau bảo vệ dân làng nước luôn trung thành với Đảng với cách mạng điều đó thật sự là một tấm lòng đáng quý, đáng để chúng ta phải kính phục nể trọng.

Hướng Dương

Topics #dàn ý chi tiết phân tích hình tượng Tnú #nguyễn trung thành #phân tích nhân vật Tnú #rừng xà nu #văn phân tích