Phân tích hình tượng người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng
Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là người lính mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng anh dũng kiên cường trong đấu tranh chống Pháp của dân tộc ta. Phân tích hình tượng người lính trong Tây Tiến giúp chúng ta hiểu hơn về lý tưởng sống của những người lính anh dũng này
Dàn ý chi tiết và bài tham khảo cho đề văn phân tích hình tượng người lính trong Tây Tiến dưới đây giúp cho các bạn giải quyết những vướng mắc của mình trong việc học môn Ngữ Văn
I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích hình tượng người lính trong Tây Tiến
1. Mở bài cho đề phân tích hình tượng người lính trong Tây Tiến
– Giới thiệu về nhà thơ Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến một bài thơ được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của nước ta khắc họa hình ảnh người lính dũng cảm nhưng vẫn chân thực.
– Hình tượng người lính thể hiện được sự anh dũng, kiên cường nhưng vẫn giản dị, chân thành và gần gũi với những người đọc.
2. Thân bài cho đề phân tích hình tượng người lính trong Tây Tiến
– Tây Tiến một binh đoàn thành lập để phối hợp với quân lính nước Lào bảo vệ vùng biên giới Việt – Lào trong kháng chiến chống Pháp giải phóng dân tộc của nước ta
– Hình ảnh người lính với những nét vẽ giản dị thô mộc, người lính không mọc tóc thể hiện sự gần gũi, và sự khắc nghiệt của thiên nhiên núi rừng Trường Sơn với những cơn sốt rét rừng người lính đã rụng dần đi mái tóc của mình và thành những anh vệ chọc
– Hình ảnh người lính trong Tây Tiến khác với hình ảnh người lính trong "Tiểu đội xe không kính" hay trong "Đồng Chí" một hình ảnh người lính đậm chất thơ, trữ tình thể hiện nghệ thuật ngôn ngữ của nhà thơ Quang Dũng
– Cuộc sống của người lính gặp khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn luôn giữ một tâm thế ung dung, kiên cường luôn
chiến đấu với thái độ sống tích cực và dũng cảm khi đối diện với kẻ thù của mình. Những người lính luôn có tình thần yêu nước căm thù giặc sâu sắc
– Người lính trong Tây Tiên không chỉ giản dị, anh dũng mà họ còn có những ước mơ vô cùng cao đẹp một ước mơ dù giản dị nhưng lại thể hiện được tinh thần nhân văn của con người. Những người lính mong ước cuộc sống bình yên với hạnh phúc lứa đôi giản dị. Họ ra đi chiến đấu bảo vệ quê hương cũng vì những ước mơ giản dị như thế
– Hình ảnh những người lính Tây Tiến hy sinh thật nhẹ nhàng họ nằm xuống trở về với đất mẹ thiêng liêng nhưng môi vẫn nở nụ cười bởi họ đã làm hết sức mình cho một lý tưởng cao đẹp bảo vệ quê hương của mình. Họ đã sống một đời ý nghĩa và cao đẹp
3. Kết bài cho đề phân tích hình tượng người lính trong Tây Tiến
Hình tượng người lính trong Tây Tiến là một hình ảnh vô cùng đẹp giản dị nhưng vẫn tỏa ra những ánh hào quang lấp lánh khiến người đọc vô cùng xúc động và thầm biết ơn sự hy sinh của những người chiến sĩ vệ quốc quân anh dũng kiên cường.
Bài viết liên quan tới văn phân tích
>> Phân tích người đàn bà làng chài
>> Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà
II. Bài tham khảo cho đề phân tích hình tượng người lính trong Tây Tiến
Tây Tiến một binh đoàn được thành lập giữa nước ta để phối hợp với quân đội của nhân dân nước Lào, nhằm giúp hai nước liên kết cùng bảo vệ vùng biên giới, trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Hình tượng người lính trong bài thơ "Tây Tiến" chính là một người lính giản dị, đời thường nhưng vẫn đẹp và toát lên những ánh hào quan của mình.
Phân tích hình ảnh người lính trong Tây Tiến
Bài thơ "Tây Tiến" được tác giả Quang Dũng miêu tả lên cảnh núi rừng hoang sơ, những con đường Trường Sơn với nhiều núi cao vực thảm, tạo nên những gập ghềnh trên con đường hành quân của chặng đường đi của những người lính Tây Tiến. Thiên hiên hung dữ và khắc nghiệt đã tạo nên một người lính với những nét vẽ vô cùng thô mộc nhưng tạo nên một hình ảnh người lính giản dị, gần gũi nhưng cũng tăng lên thần thái anh hùng của những người chiến sĩ cách mạng, những người lính dù chịu nhiều gian khổ nhưng vẫn luôn thể hiện được phẩm chất cao quý, anh dũng.
Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Thông qua những câu thơ này đó ta thấy hình ảnh người lính vô cùng chân thành, diện mạo bên ngoài của người lính được nguy trang với những chiếc lá cây xanh, thân thể của người lính vô cùng cùng ốm yếu xanh xao bởi những trận sốt rét rừng bởi nơi rừng thiêng nước độc đã khiến cho người lính trở nên gầy gò đi rất nhiều. Hình ảnh người lính không mọc tóc gợi lên nhiều sự thô mộc, giản dị nhưng vô cùng gần gũi với người đọc. Dù người lính của chúng ta gặp nhiều khó khăn, trong chặng đường hành quân của mình nhưng người lính vẫn luôn làm tốt nhiệm vụ chiến đấu của mình. Họ vẫn luôn chắc tay súng vững vàng để bảo vệ nền độc lập của nước nhà trước kẻ thù. Những người lính đã thể hiện một dáng dấp của một người anh hùng, luôn đối đầu với những hy sinh khó khăn gian khổ, thể hiện sự hiên ngang lãng mạn của mình. Dù người lính luôn gặp những khó khăn nhưng trong trái tim của họ vần tràn đầy lòng nhiệt huyết một niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Những người lính Tây Tiến đều ra đi từ thủ đô Hà Nội họ từng có thời đi học ngồi dưới mái trường thân thương. Họ luôn mơ về một hình ảnh dáng kiều thơm, một hình ảnh người lính với những giấc mơ về một cuộc sống bình yên, thể hiện tinh thần rất nhân văn của tác giả Quang Dũng.
Bằng ngòi bút văn chương lãng mạn sâu sắc đã thể hiện cảm hứng nhân văn vô cùng đẹp và đậm chất thơ trong hình ảnh người lính. Người lính ra đi từ Hà Nội trở thành những người chiến sĩ vô cùng anh dũng, một người lính vô cùng anh dũng phi thường
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Trong hai câu thơ này trong bài thơ "Tây Tiến" là hình ảnh vô cùng nhân văn thể hiện một người lính lãng mạn, những người lính với nét hào hao, một giấc mơ vô cùng thiêng liêng thể hiện một mái ấm gia đình một hạnh phúc lứa đôi giản dị. Những người lính mang theo giấc mơ về một ngày mai tươi sáng lên đường để bảo vệ quê hương của mình khỏi kẻ thù. Dù gặp nhiều khó khăn thử thách nhưng họ vẫn luôn kiên cường, thể hiện sự anh dũng, hào hao của mình.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Trong hai câu thơ này thể hiện sự xót xa của tác giả khi xây dựng người lính trong bài thơ Tây Tiến. Những người lính khi tham gia những trận đánh họ đã hy sinh thân mình để bảo vệ từng nắm đất quê hương. Những con người lính đó đã dành cả tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ cuộc sống bình yên của những người thân. Họ đã sống đẹp và sống giản dị, những cái chết của người linh chính sự hy sinh cao cả mà chúng ta vô cùng biết ơn bởi sự hy sinh của họ đã giúp cho dân tộc Việt Nam chúng ta được bình yên như ngày hôm nay.
Hình ảnh những người lính trong bài thơ Tây Tiến thể hiện cách viết vô cùng tinh tế, hào hoa, sắc sảo của nhà thơ. Khi đọc xong bài thơ chúng ta nhớ mãi về hình ảnh người lính vừa oai hùm, vừa giản dị với những nét vẽ mộc mạc, giản dị. Những người lính ra đi tạm biệt cuộc sống trở về với đất mẹ, nhưng trái tim họ cảm thấy vô cùng bình yên bởi họ đã dành trọn tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ quê hương của mình. Họ đã sống đẹp sống hết mình với tuổi trẻ một tuổi trẻ vô cùng ý nghĩa có lý tưởng sống tích cực.
Hình tượng người lính trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng là một hình ảnh người lính vô cùng chân thực giản dị những vẫn toát lên sự anh dũng, một hình tượng người lính đậm chất thơ nhưng lại không tô hồng mà luôn bất tử trong lòng người đọc.
Hướng Dương