Đề bài: Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong Tây Tiến của Quang Dũng
Bài làm
Hình tượng người lính trong kháng chiến chính là một trong những hình tượng đẹp và đã được đi vào trong thơ ca, trong các tác phẩm văn học. Quang Dũng cũng đã có được hình tượng người lính của riêng mình thông qua thi phẩm “Tây Tiến”. Chặng đường hành quân của người lính luôn gian khổ và khó khăn, chính vì điều kiện như vậy cũng đã khiến cho hình tượng người lính Tây Tiến luôn sáng người được tinh thần quả cảm, tinh thần yêu nước.
Tác giả Quang Dũng cũng đã xây dựng lên hình ảnh của người lính Tây Tiến đó là một biểu tượng gây được cảm giác thương nhớ. Khi nhắc nhớ đến đoàn quân thì như dội trong lòng tác giả như tràn dâng nỗi nhớ. Hình ảnh của những người lính cứ như hiện về hồi ức như một biểu tượng xa xăm biết bao chính trong thời gian và không gian.
Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
Người lính Tây Tiến dường như cũng vẫn cứ hiện lên biết bao nhiêu là những hoài niệm không dứt, và đó lại là một nỗi thương nhớ mênh mang, nỗi nhớ có hình, có ảnh mà lại bất định, khó nắm bắt “nhớ chơi vơi”.
Những người lính Tây Tiến hầu hết là thanh niên Hà Nội, phần đông là học sinh, tiểu tư sản trí thức, tuy chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến năm 1918 (trước đây lấy tên là "Nhớ Tây Tiến") để thể hiện nỗi nhớ và niềm yêu về một thời chiến đấu gian khổ mà hào hùng, dữ dội mà mê say.
Để khắc họa chân dung người lính, Quang Dũng đã sử dụng những chi tiết, hình ảnh thực của đoàn quân Tây Tiến nhưng những hình ảnh đó lại được diễn tả bằng bút pháp lãng mạn để tô đậm được nét phi thường tài hoa. Đồng thời cũng đã lại đem đến cho người đọc một vẻ đẹp độc đáo hiếm có của người lính trong một thời kì lịch sử. Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc nhớ thương nên nó mở đầu bằng câu thơ biểu hiện nỗi nhớ ấy.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Nỗi nhớ về Tây Tiến cứ da diết, khắc khoải và nỗi nhớ đó tưởng như xa mà lại hóa gần, người ta dường như cũng cứ tưởng dịu nhẹ mơn man thế nhưng lại có được một sức ám ảnh khôn xiết biết bao nhiêu. Khi người đọc mà nghe thấy được ta lại cảm nhận được một sự lâng lâng trong câu thơ. Nhà thơ Quang Dũng cũng đã cụ thể hóa nỗi nhớ chơi vơi. Nỗi nhớ như những sợi dây leo mà bện chặt vào lòng người đọc.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Không khó để có thể nhận ra được các địa danh Sài Khao, Mường Lát mà tác giả Quang Dũng cũng đã sử dụng trong câu thơ. Chính trong cái nỗi nhớ của Quang Dũng được thể hiện trong bài dường như cũng đã trở nên thân gần kì lạ. Khi viết về hình ảnh đoàn quân mỏi thì tác giả lại điểm thêm vào đó chính là hình ảnh sương lấp, hoa về, đêm hơi như khiến cho hình ảnh của người lính Tây Tiến vừa miêu tả được vẻ hiện thực, chất lãng mạn về hình ảnh của người lính Tây Tiến.
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến
Hình tượng của những người lính Tây Tiến dường như cũng được Quang Dũng khoác lên mình một chiếc áo có màu sắc huyền ảo và vô cùng thơ mộng biết bao nhiêu. Đó chính là sắc thái lãng mạn nơi đoàn quan đi qua, thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa thơ mộng càng làm nổi bật lên hình tượng người lính vừa gian khổ vừa hào hoa. Có lẽ chính vì những người lính trẻ này đều được xuất thân từ học sinh, sinh viên Hà thành. Vẻ đẹp lãng mạn mà Quang Dũng thể hiện ở câu thơ sau thật rõ nét:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Người đọc cũng có thể cảm nhận thấy được chính hai câu thơ mang giá trị tạo hình cao, câu thơ dường như cũng đã diễn tả một cách cụ thể và sinh động nhất những gian khổ của người lính Tây Tiến. Chính giữa cảnh thiên nhiên hoang sơ vắng lạnh và biết bao nhiêu hiểm nguy thì những người lính Tây Tiến cũng không thấy mình nhỏ bé, họ luôn khẳng định bản lĩnh của một chiến sĩ anh hùng luôn luôn có tinh thần lạc quan. Thế rồi có biết bao khó khăn lại giăng mắc thêm nữa thông qua câu thơ:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Sự khó khăn, nguy hiểm này càng nhân lên gấp bội và như một sự ám ảnh trong người lính về sự khó khăn này. Tác giả cũng đã hướng ngòi bút của mình viết về hình ảnh của người lính Tây Tiến cũng hết sức chân thực biết bao nhiêu, nhà thơ không hề né tránh hiện thực:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Có biết bao nhiêu vất vả, biết bao nhiêu nhọc nhằn của người lính được thể hiện qua hai chữ dãi dầu và không bước nữa. Hình ảnh người lính như thật hiên ngang, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Thông qua đây ta nhận thấy được những lính Tây Tiến khi chiến đấu thật quả cảm, nhưng ngay cả lúc họ hi sinh cũng anh hùng, lãng mạn. Cho nên không sai chút nào khi người ta có ý rằng Tây Tiến viết về hình ảnh khó khăn, vất vả thậm chí là cái chết của người lính mà không hề bi lụy.
Người lính Tây Tiến cũng đã được hiện lên chân thực, thơ mộng mang được vẻ lãng mạn, đa tình và lại còn mang được sự hào hùng nữa. Hình ảnh của người lính quả cảm Tây Tiến như một bức tượng đài mà nhà thơ Quang Dũng khắc tạc với thời gian, với không gian. Để rồi ta như được sống lại với thời đại anh hùng trong quá khứ, cho ta thêm yêu, thêm ngưỡng mộ hình ảnh của những người anh hùng Tây Tiến.
Minh Nguyệt