Phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Hình tượng cây xà nu là một hình tượng đẹp xuyên suốt trong tác phẩm "Rừng xà nu" nó chính là biểu tượng của người dân làng Xô Man kiên cường anh dũng. Hãy cùng nhau phân tích hình tượng cây xà nu để thấy được vẻ đẹp cao quý của loài cây này cũng như sức sống mãnh liệt của nó
Dàn ý chi tiết và bài tham khảo cho đề phân tích hình tượng cây xà nu dưới đây là một tài liệu quan trọng giúp cho các bạn có thể hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Trung Thành trong tác phẩm này.
I. Dàn ý chi tiết cho đề văn phân tích hình tượng cây xà nu
1. Mở bài cho đề phân tích hình tượng cây xà nu
– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Thành một nhà văn gắn bó với núi rừng Tây Nguyên có nhiều tác phẩm xuất sắc cho nền văn xuôi nước nhà. Rừng xà nu là một tác phẩm viết về những người dân Tây Nguyên trung kiên, dũng cảm trong kháng chiến chống Mỹ.
– Rừng xa nu với hình ảnh những cây xà nu kiên cường chính là một hinh ảnh nghệ thuật ẩn dụ vô cùng đọc đáo giúp cho người đọc cảm nhận được những khí chất phi thường của người dân nơi đây.
2. Thân bài cho đề phân tích hình tượng cây xà nu
– Mở đầu tác phẩm nhà văn dã dành một đoạn giới thiệu về cánh rừng xà nu, một cánh rừng xanh tốt. Một loại cây vô cùng ham ánh sáng, ham sống dù chịu nhiều tổn thương bom đạn của kẻ thù nhưng những cây xà nu vẫn xanh ngút ngàn.
– Xà nu dùng trong nhiều việc gắn bó với cuộc sống của người dân làng Xô man, trong nhưng đêm lửa trại trong cuộc sống và trong đánh giặc ngoại xâm. Xà nu như những người dân nơi đây luôn ngay thẳng, gai góc vươn lên dù chịu nhiều tổn thương mất mát.
– Hình ảnh cây xà nu chính là một hình ảnh ẩn dụ đại diện cho những người dân vùng núi non bao la này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng dân tộc thống nhất nước nhà. Những người dân của làng Xô man cũng chịu nhiều đau thương, nhiều người thân của họ đã nằm xuống bởi súng đạn của kẻ thù
– Tnú chính là nhân vật chính trung tâm song song với hình tượng cây xà nu, mỗi khi T nú có việc gì thì hình ảnh cây xa nu lại xuất hiện trong tác phẩm. Khi nhỏ thì xà nu giúp T nú học bài, rồi soi đường cho T nú đi trong rừng giữa đêm tối. Khi lớn lên thì xà nu tiếp tục đồng hành cùng T nú qua những biến cố của đời anh.
– Tnú như một cây xà nu kiên cường, bản lĩnh gai góc càng chịu nhiều tổn thương càng vươn lên xanh tươi thể hiện một thái độ sống không chịu khuất phục bao giờ. Nhân vật T nú chính là một cây xà nu cổ thụ xanh tươi bao la trong cánh rừng xà nu kia
– Cả dân làng Xô man như những cây xà nu to có nhỏ có, những người như cụ Mết chính là những cây xà nu già cỗi nhưng luôn tỏa bóng mát cho thế hệ trẻ, T nú chính là cây xà nu đang sung sức nhiều sức sống hiên ngang, còn những người như Dít, be Heng chính là những cây xà nu nhỏ sống dưới những gốc cây xà nu lớn, khi cây to gục xuống vì bom đạn của kẻ thù thì cây nhỏ sẽ vươn lên mạnh mẽ hơn cây trước.
– Nghệ thuật xây dựng hình tượng cây xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành vô cùng độc đáo tạo nên sự hấp dẫn cho toàn bộ tác phẩm
3. Kết luận cho đề phân tích hình tượng cây xà nu
– Khẳng định giá trị trong việc xây dựng hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành vô cùng đặc sắc tạo nên nét độc đáo hấp dẫn cho truyện ngắn "Rừng xà nu".
Bài viết liên quan tới truyện ngắn Rừng xà nu
>> Phân tích tác phẩm Rừng xà nu
>> Phân tích hình tượng rừng xà nu
II. Bài tham khảo cho đề văn phân tích hình tượng cây xà nu
Mảnh đất Tây Nguyên là một vùng đất anh dũng kiên cường nơi có những con người chân thành, thật thà luôn chiến đấu hết mình để bảo vệ quê hương tổ quốc trong kháng chiến chống Mỹ. Rừng xà nu là một tác phẩm viết về những người dân làng Xô man anh dũng kiên cường, hình ảnh xuyên suốt tác phẩm chính là hình tượng cây xa nu – một hình tượng ẩn dụ cho người dân làng Strá trong kháng chiến gian lao đau khổ nhưng luôn hướng về tương lai về nơi có ánh sáng mặt trời.
Phân tích hình tượng cây xà nu
Khi đọc truyện ngắn "Rừng xà nu" chúng ta gặp những nhân vật như cụ Mết Tnú, Mai, Dít, bé Heng… mỗi nhân vật như một cây xà nu vậy. Nếu như cụ Mết là hình tượng cây xà nu già lâu năm, T nú là một cây xà nu đang phát triển mạnh mẽ sức sống của nó căng tràn dù trải qua nhiều tổn thương bởi bom đạn, thì bé Heng lại chính là hình ảnh cây xà nu nhỏ bé nằm dưới những gốc cây xà nu to lớn kiên cường kia….Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều gợi lên cho người đọc những cảm xúc rất riêng về sức sống kiên cường, mạnh mẽ của những con người nơi dây. Tác giả Nguyễn Trung Thành đã đặt tên cho tác phẩm của mình là "Rừng xà nu" nhằm thể hiện những hình ảnh ẩn dụ của mình. Ông muốn mượn những cây xà nu kia để nói lên những con người nơi đây.
Toàn bộ câu chuyện đều mang đậm dấu ấn sử thi, nhữn cuộc chiến đàu thương, những trận đánh càn quét của giặc đã làm cho những người dân làng Xô man chịu nhiều đau thương cả về tinh thần cũng như thể xác những họ vẫn luôn kiên cường, luôn dành trái tim mình để bảo vệ mảnh đất quê hương. Những người dân nơi đây luôn một lòng trung thành với Đảng với cụ Hồ Chí Minh, trong con đường giải phóng dân tộc mình thoát khỏi kiếp nô lệ đau khổ.
Hình ảnh cây xà nu xuất hiện trong tác phẩm thể hiện lên một chất sử thi bi tráng như một bản hùng ca. Từ đầu tới cuối tác phẩm đều là hình ảnh những cánh rừng xa nu xanh ngút ngàn chạy dài tới cuối chân trời. Không có một loài cây nào lại có sức sống mãnh liệt, dẻo dai như loài cây xà nu. Mặc dù những cánh rừng xà nu chịu nhiều đau thương mất mát, chịu hàng trăm nghìn trận đánh của bom đạn Mỹ dội xuống cánh rừng xanh tươi kia. Cả khu rừng xà nu không có cây nào không từng bị thương nhưng chúng vẫn sống, và sống mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cây xà nu cũng như người dân làng Xô man chịu nhiều đau thương mất mát trong chiến tranh nhưng họ vẫn luôn kiên cường, càng đau khổ những người dân làng Xô man càng yêu nước nhiều hơn.
Hình tượng những cánh rừng xà nu trong tác phẩm hiện lên vô cùng hùng ca, bi trang trong phần mở đầu tác giả Nguyễn Trung Thành của mở đầu bằng những cây xà nu và kết thúc cũng là hình ảnh cây xa nu với tấm thân lực lưỡng ưỡn ngực ra bảo vệ cho dân làng của mình. Những cây xà nu chính là hình ảnh ẩn dụ vô cùng tinh tế của người dân làng nơi đây. Những người dân chịu nhiều đau khổ trong chiến tranh bom đạn nhưng họ vẫn luôn vượt lên số phận của mình.
Hình ảnh cánh rừng xa nu gắn bó, thân thiết với mỗi người dân làng Xô Man, với bất kỳ một biến động nào của những người dân làng xảy ra thì đều có hình ảnh cây xà nu trong đó. Khi Tnú bị bọn thằng Dục đốt hai ban tay thì hình ảnh nhựa xà nu được miêu tả vô cùng chi tiết, khi Tnú tham gia kháng chiến thì ánh sáng của nhựa xà nu soi đường cho anh đi hành quân giữa rừng sâu, khói cùng xà nu đã giúp cho cán bộ Quyết hun bảng đen dậy chữ cho Tnú và Mai khi còn nhỏ. Ngọn đuốc xa nu cháy sáng giúp cụ Mết cùng người dân làng giải thoát cho Tnú khi anh bị bọn thằng Dục bắt giữ và tra tấn dã man…. dường như với bất kỳ một biến cố nào của người dân nơi đây cũng đều được gắn liền với hình ảnh cây xà nu.
Cây xà nu còn là người làm chứng, rồi là một nhân chứng lich sử cho lòng dũng cảm, sự hy sinh của những người dân làng nơi đây. Theo thời gian xà nu chính là người bạn gắn bó thân thiết là loài cây đã chứng kiến những thăng trầm của những con người làng Xô man họ trải qua nhiều biến cố, chịu nhiều tổn thương đau khổ nhưng chưa bao giờ những người dân nơi đây gục ngã. Khi càng chịu nhiều mất mát bất hạnh những người dân ở đây càng anh dũng, khí phách hiên ngang hơn. Để rồi sau này khi kể lại những câu chuyện của con người nơi đây luôn đậm nét sử thi, như một bản anh hùng ca. Những câu chuyện kể từ đời này sang đời khác kể mãi mà chưa bao giờ hết.
Hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn "Rừng xà nu" là một hình tượng vô cùng nghệ thuật được nhà văn Nguyễn Trung Thành xây dựng vô cùng thành công và đặc sắc. Nhà văn đã rất tinh tế khi mượn hình ảnh của cánh rừng xà nu để nói lên tinh thần anh dũng của những người dân Tây Nguyên gai góc dũng cảm trong kháng chiến chống Mỹ.
Hướng Dương